Địa ốc rỉ rả tìm khách hàng(25/05/2012) Thêm hai cao ốc văn phòng tham gia thị trường(25/05/2012) Địa ốc Hà Nội: “Ấm” từ phía Tây?(21/05/2012) Biệt thự Chateau được chào bán với giá từ 22 - 72 tỷ đồng(21/05/2012) “Sợ” xây nhà cho thuê tại Hà Nội(11/05/2012) Chưa thu phí sử dụng đường bộ trong năm nay(09/05/2012) Nói và làm: Cứu DN, nhanh, nhiều và dễ dãi?(09/05/2012) Các dự án bất động sản phải dành đất xây nhà cho thuê(07/05/2012) Lại đề xuất xây chung cư làm nhà công vụ(07/05/2012) Ngân hàng 'khóc ròng' vì tài sản đảm bảo(02/05/2012) |
Ngày càng nhiều hơn các mối hiểm hoạ đối với nền kinh tế thế giới. Liệu cú sốc dầu mỏ 2011 có chặn đứng đà tăng trưởng của kinh tế thế giới hay không?
Từ trước đến nay, giá cả của dầu mỏ luôn có khả năng làm bùng nổ nền kinh tế thế giới, và Trung Đông thường là ngòi châm cho sự bùng nổ này. Lệnh cấm vận đối với dầu lửa Ả rập năm 1973, cuộc cách mạng Iran năm 1978-79 và cuộc xâm lược của Saddam Hussein vào Kuwait năm 1990 là những vết thương nhắc nhở thế giới về mức độ tàn phá khủng khiếp đối với nền kinh tế một khi có sự xung đột giữa địa lí và địa chinh trí của khu vực có tiếng là dễ bùng nổ này. Liệu thế giới có phải hứng chịu 1 cú sốc về dầu nữa không, khi các cuộc biểu tình đang diễn ra ở khắp các nước Ả rập?
Thế giới có những lí do chinh đáng để lo lắng. Khu vực Trung Đông và Bắc Phi cung cấp hơn 1/3 lượng dầu cho thế giới. Tình trạng hỗn loạn ở Libya cho thấy một cuộc cách mạng có thể sẽ làm sụp đổ các nhà cung cấp dầu một cách nhanh chóng. Trong khi tổng thống Muammar Gaddafi tiếp tục giữ lập trường ảo tưởng của mình và các nước phương Tây tranh cãi về việc thiết lập vùng cấm bay, sản lượng dầu tại Libya đã giảm một nửa do công nhân nước ngoài đã bỏ chạy về nước, và do sự hỗn loạn tại nước này. Sự lan rộng của tình trạng bất ổn này tới toàn khu vực sẽ là nguy cơ dẫn đến sự tàn phá lớn hơn nữa.
Thị trường đã có những phản ứng khiêm nhường một cách bất ngờ đối sự việc này. Giá dầu thô tăng 15% ở mức $120 một thùng dầu vào 24 tháng 2, khi bạo loạn ở Libya nổ ra. Nhưng lời hứa tăng sản lượng dầu từ phía Saudi Arabia đã làm giá dầu giảm 1 lần nữa. Vào 2 tháng 3, giá dầu là $ 116, cao hơn 20% so với đầu năm, nhưng vẫn nằm ở dưới mức đỉnh của giá dầu năm 2008. Hầu hết các nhà kinh tế đều lạc quan rằng: tăng trưởng thế giới có thể sẽ chậm lại, nhưng không đủ để gây nguy hiểm tới sự phục hồi của thế giới.
Ý kiến trên dường như đã tránh đề cập đến 2 mối nguy hiểm. Thứ nhất, sự sụp đổ nghiêm trọng của nhà cung cấp dầu, hay chỉ là sự sợ hãi nếu điều đó xảy ra, sẽ làm cho giá dầu tăng chóng mặt. Và điều thứ hai là, giá dầu đắt đỏ có thể là sự châm ngòi cho lạm phát – thúc đẩy những chính sách đột ngột về tiền tệ - và điều này sẽ bóp nghẹt sự hồi phục kinh tế. Những điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng của các chủ ngân hàng khu vực trung ương.
Dự trữ dầu, Người Ả Rập và Bình ổn
Cho đến nay, người ta có thể thấy những cú sốc đối với nhà cung cấp dầu là rất nhỏ. Bạo loạn ở Libya đã làm giảm 1% sản lượng dầu trên toàn thế giới. Vào năm 1973, con số này là 7.5%. Thị trường dầu hiện nay có rất nhiều vật đệm. Các chính phủ có kho dự trữ, điều họ không có vào năm 1973. Cổ phần thương mại dầu phong phú hơn thời kì đỉnh giá năm 2008. Ả Rập Xê-út, ngân hàng trung tâm của thị trường dầu mỏ, có dư thừa sản lượng để thay thế Libya, Algeria và giành lấy những nhà sản xuất nhỏ khác. Và người Ả Rập đã cho thấy rõ rằng họ đã sẵn sàng.
Tuy vậy, không nên có thêm bất kì sự rối loạn nào nữa. Nền công nghiệp dầu rất phức tạp: lấy đúng loại dầu tại đúng nơi và vào đúng thời điểm là một quyết định quan trọng. Và tiếp theo đó chinh là đất nước Ả Rập Xê-út. Vương quốc này có rất nhiều cá nhân đã dẫn tới tình trạng bạo động ở nơi khác, trong đó có quân đội của những thanh niên vỡ mộng. Mặc dù đã chi tới 36 tỉ USD để mua chuộc những phe đối kháng, chế độ hà khắc vẫn phải đối mặt với việc cải cách. Chỉ cần một tín hiệu nhỏ của sự bất ổn cũng sẽ làm lan rộng sự hỗ loạn trong thị trường dầu mỏ.
Cho dù không có sự rối loạn trong nội bộ các nhà cung cấp dầu, có một nguồn khác tạo nên áp lực về giá cho dầu mỏ: sản lượng dư thừa ngày càng nhỏ dần đi. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nên kinh tế thế giới, nhu cầu về dầu cũng đã vượt xa khả năng cung ứng của nhà cung cấp. Vì vậy, bất kì biến động nào ở khu vực Trung Đông sẽ nhanh chóng dẫn đến sự tăng giá, thậm chí tăng giá quá mức của dầu mỏ.
Có một điều đáng mừng là nền kinh tế thế giới đã ít bị ảnh hưởng bởi giá dầu hơn so với những năm 70 của thế kỉ trước. Các hoạt động sản xuất trên thế giới ít sử dụng đến dầu hơn. Lạm phát giảm dần và mức lương cũng ít có xu hướng bị ảnh hưởng bởi giá cả của năng lượng hơn, vì vậy các ngân hàng trung ương cũng không quá cần thiết phải phản ứng một cách mạnh mẽ nữa. Tuy nhiên, ít ảnh hưởng hơn không có nghĩa có khả năng miễn dịch.
Giá dầu đắt đỏ sẽ biến những người sử dụng dầu trở thành những nhà sản xuất dầu; và bởi vì những nhà sản xuất dầu có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn nữa, họ sẽ làm giảm nhu cầu sử dụng dầu trên toàn cầu. Theo kinh nghiệm nếu giá dầu tăng 10% thì tăng trưởng toàn cầu sẽ giảm đi một phần tư. Hiện nay tăng trưởng kinh tế thế giới đang ở mức 4.5%, như vậy để phá huỷ sự phục hồi nên kinh tế thế giới, giá dầu sẽ cần phải tăng vọt, có thể cao hơn đỉnh giá năm 2008 ở mức 150 usd/ thùng. Nhưng chỉ cần một sự tăng giá nhỏ cũng sẽ làm suy giảm tăng trưởng là gia tăng lạm phát.
Hành động
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ có một sự lựa chọn khá dễ dàng. Nền kinh tế Mỹ không dễ bị ảnh hưởng bởi đây là một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ (giá mức thuế thấp). Hiện tại, mức lạm phát đang rất thấp và nền kinh tế có rất nhiều điểm trùng. Điều này giúp ngân hàng Trung ương Mỹ có thể tạm quên đi sự tăng giá của dầu mỏ. Ở Châu Âu, dầu bị đánh thuế nặng hơn, tác động tức thì của giá dầu đắt đỏ không phải quá lớn. Tuy nhiên, các ngân hàng Trung ương châu Âu bắt đầu lo lắng nhiều hơn cho việc giá cả tăng cao, rằng điều này sẽ đặt nền kinh tế châu Âu vẫn còn đang yếu ớt quay trở lại thời kì suy thoái.
Ngược lại, mối nguy hiểm nhất đối với các nước mới nổi là không hành động. Giá dầu đắt đỏ sẽ làm bùng cháy lạm phát, đặc biệt thông qua việc tăng giá thực phẩm – trong khi thực phẩm vẫn chiếm một phần lớn trong chi tiêu của những nước như Trung Quốc, Brazil và Ấn độ. Trên thực tế, ngân hàng trung ương các nước đã tăng tỉ giá lãi xuất, nhưng điều này đang diễn ra chậm chạp. Các điều kiện tiền tệ vẫn còn lỏng lẻo, và lạm phát đã tăng.
Không may rằng quá nhiều chính phủ ở các thị trường mới nổi đã cố gắng kiềm chế lạm phát và xoa dịu sự tức giận của dân chúng bằng cách trợ giá thực phẩm và giá xăng dầu. Điều này không những làm người tiêu dùng trở nên mù mịt về sự tăng giá, mà nó còn có thể là cái giá đắt cho những chính phủ liên quan. Nhưng điều nguy hiểm nhất nằm ở chính các nước Trung Đông, nơi trợ giá thực phẩm và xăng dầu trở nên phổ biến và là nơi các nhà chính trị đang nỗ lực trợ giá hơn nữa để kiềm chế bạo loạn. Các nhà nhập khẩu xăng dầu, ví dụ như Ai Cập, phải đối mặt với vòng xoáy của phá sản, sự khắc nghiệt của giá dầu tăng. Để ngăn chặn điều này, phải chấm dứt việc trợ giá và giúp đỡ những người nghèo nhất trong xã hội, nhưng không một nước Ả Rập nào đưa ra đề xuất về cải cách như thế vào lúc này.
Điều tồi tệ nhất, mối hiểm nguy là một vòng quay với giá dầu đắt đỏ và chính trị không ổn định. Ngay cả khi điều trên được tránh khỏi thì triển vọng cho nền kinh tế thế giới vẫn dao động mạnh. Tuy nhiên, vẫn có thể có một điều may mắn: những nước còn lại trên thế giới cuối cùng cũng đã đối mặt với vấn đề nhạy cảm: dầu mỏ và Trung Đông. Danh sách những việc cần làm đã được biết đến: từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các phương tiện sử dụng điện cho đến việc định giá than. Cú sốc về dầu mỏ những năm 70 thế kỉ trước đã làm thay đổi nền kinh tế thế giới. Có thể cú sốc dầu mỏ năm 2011 cũng sẽ làm biến chuyển kinh tế thế giới – nhưng với cái giá rất nhỏ.
(Theo Hà My // tamnhin// Economist)
Hiện bên sàn VINATEP có 5 sàn xuất Ngoại giao Dự Án : Đ/C - Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.
Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m
Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2 XD 45 Tầng căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40% HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.
Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.
Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.
Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.
BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.
DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.